Những cách chăm sóc hồ thủy sinh mà bạn cần chú ý

Chơi hồ thủy sinh là một trong những thú vui khá độc đáo và ấn tượng của không ít người. Đây cũng là cách giúp nâng cao chất lượng cuộc sống một cách tốt nhất. Mặc dù chơi hồ thủy sinh không phải là việc làm quá khó. Tuy nhiên, nó cũng không hề đơn giản như một số người vẫn thường nghĩ, nhất là những người mới chơi. Vì vậy, sau đây Cá Cảnh Thái Hòa sẽ chia sẻ với các bạn những cách chăm sóc hồ thủy sinh mà bạn cần chú ý như sau:

Những cách chăm sóc hồ thủy sinh mà bạn cần chú ý

– Lựa chọn diện tích hồ cá phù hợp:

Trên thực tế, nếu bạn chọn hồ cá có kích thước quá nhỏ mà không có các biện pháp xử lý và chăm sóc đúng đắn, có thể khiến cho môi trường nước dễ bị ô nhiễm. Chính vì vậy, hệ thống sinh thái dễ bị phá vỡ. Ngược lại, đối với hồ cá lớn, người chơi phải có kinh nghiệm trong việc làm nền, trồng cây, nuôi cá. Nếu không, bạn sẽ cảm thấy vô cùng vất vả và áp lực…. Vậy nên, hãy cố gắng lựa chọn diện tích hồ cá phù hợp với kinh nghiệm, khả năng nuôi dưỡng của bản thân và không gian văn phòng hoặc ngôi nhà của bạn.


 – Hồ thủy sinh cần chú trọng ánh sáng:

Khi lắp đặt hệ thống ánh sáng nên chia thành 2 giai đoạn trong ngày (nhưng vẫn đảm bảo thời gian chiếu sáng lâu dài) nhằm ngăn ngừa tảo và rong trong hồ phát triển. Để hạn chế được điều này, chúng ta nên sử dụng ổ cắm hẹn giờ để dùng cho hệ thống chiếu sáng của hồ cá.


– Hồ thủy sinh có nhiều chất dinh dưỡng:

Trong hồ đang hoạt động ổn định không vì thế mà chúng ta quên lãng, chúng ta cần bổ sung dinh dưỡng cho cây thủy sinh. Để cây căng đẹp và ít bị bệnh, bắt buộc người chơi hồ thủy sinh nên thường xuyên theo dõi nhằm phát hiện những dấu hiệu thiếu dưỡng chất của cây để bổ sung cho hợp lý.


– Không nên trồng quá nhiều cây trong bể:

Trồng quá nhiều cây trong bể sẽ khiến cho việc cân bằng môi trường sinh thái trở nên khó khăn. Ngoài ra, đây cũng là lý do khiến cho rêu xuất hiện nhiều trong hồ nước.

Vậy nên, lưu ý khi làm bể thủy sinh là: Đừng tham lam trong việc sử dụng các loại cây để trồng trong bể thủy sinh. Thay vào đó, bạn nên có những biện pháp cân đối sao cho phù hợp.

– Hồ thủy sinh không nên có nắp

Nếu hồ có nắp sẽ làm cho mình rất vất vã khi phải làm vệ sinh hồ hay cắt tỉa cây. Vì cây thuỷ sinh, phải được chăm sóc và cắt tỉa thường xuyên thì cây mới đẹp hơn. Ngoài việc bất tiện như nêu trên, việc bổ sung thêm bóng đèn cho phù hợp với như cầu của cây thì không thể. Vì nắp hồ chỉ cho phép gắn được 1 hay 2 bóng thôi. Quan trọng nhất, nước mình là là nhiệt đới). Nếu hồ có nắp sẽ làm cho hơi nóng phát ra từ bóng đèn không thoát ra ngoài được. Cộng với nhiệt độ cao bên ngoài sể làm cho nhiệt độ của nước trong hồ tăng cao, làm ảnh hưởng đến cây không phát triển được và sau đó sẽ chết. Cây thủy sinh nói chung, thích hợp với nhiệt độ nước lạnh từ 20-28 độ C vì thế chúng ta phải làm cho nước luôn luôn mát, có thể gắn thêm quạt cho thổi xuống mặt nước để giải nhiệt.

– Thay nước cho hồ: Luôn chú trọng việc thay nước và tiến hành đều đặn để đảm bảo nước luôn trong sạch. Mỗi lần thay nước không nên vượt quá 50% tổng số lượng nước trong hồ không làm xáo trộn môi trường sinh thái hồ cá.

Bạn cần nên thay 30–50% nước hồ thủy sinh ( 1-2 tuần ). Thay nhiều hay ít (30% hay 50%), việc làm này thường xuyên hay không thường xuyên ( 1-2 tuần ) việc này còn tùy thuộc vào số lượng cá mà ta thả trong hồ và công suất hoạt động trong hồ – và chất lượng của hệ thống lọc, chứ không phải là tùy thuộc vào kích thước – dung tích của hồ.

– Vị trí lắp đặt:

Nên thông thoáng. Có ánh sáng điều hòa tự nhiên hoặc dùng đèn nuôi cây cây thủy sinh, tránh quá tối do kéo rèm hoặc phòng không có ánh sáng có thể khuếch tán tự nhiên.

Mong rằng, qua những cách chăm sóc hồ thủy sinh mà Cá Cảnh Thái Hòa nêu trên có thể giúp bạn đọc có được những hồ thủy sinh như ý.

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*