Mô hình nuôi cá cảnh hiệu quả ở thị xã Sầm Sơn Thanh Hóa

Phường Trung Sơn – thị xã Sầm Sơn – tỉnh Thanh Hóa là địa bàn duy trì được nghề nuôi cá cảnh khá hiệu quả trong nhiều năm qua. Từ những năm 2010 đến nay, trên địa bàn phường đã hình thành và duy trì nghề nuôi cá cảnh với trên 12 hộ và quy mô mỗi hộ nuôi ít 50m2, nhiều từ 1.000 – 2.000m2, thu nhập hàng năm từ 150 triệu đến hàng tỷ đồng/hộ.

Do là địa phương có tốc độ đô thị hóa cao, diện tích đất sản xuất nông nghiệp hàng năm bị thu hẹp dần, nên nhiều hộ dân đã chuyển sang làm thương mại, dịch vụ… và một trong những nghề mà người dân chọn đầu tư là phát triển nghề nuôi cá cảnh. Và người đi tiên phong điển hình thành công trong phát triển kinh tế gia đình từ nghề nuôi cá cảnh phải kể đến anh Trần Văn Hồng (sinh năm 1971, hiện sống ở số nhà 77, ngõ 33, đường Nguyễn Đức Cảnh, phường Trung Sơn, thị xã Sầm Sơn)

Anh Hồng cho biết, trước đây phường Trung Sơn nói riêng, thị xã Sầm Sơn nói chung là địa phương có nghề sản xuất truyền thống với cây dứa, lúa nước, dưa hấu, dưa hồng, bắp cải… Là vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp sử dụng nguồn nước thuộc hệ thống sông Mã, lệ thuộc vào thiên nhiên rất nhiều nên thu nhập của người dân rất bấp bênh. Riêng gia đình anh trước khi nuôi cá cảnh là diện hộ nghèo ở địa phương (với 6 nhân khẩu, trong đó 2 lao động chính là vợ chồng anh, hai con còn đang đi học và bố mẹ anh đã ngoài độ tuổi lao động) làm nhiều nghề khác nhau như: thợ hồ, trồng dưa, chăm sóc trang trại thuê… nhưng thu nhập không ổn định.

Rồi với cơ duyên từ việc tham gia lớp tập huấn kỹ thuật nuôi cá cảnh do Trạm Khuyến nông Thị xã Sầm Sơn tổ chức vào giữa năm 2017. Sau đó, tận dụng chút thời gian rảnh rỗi sau mỗi buổi chăm sóc vườn cây, anh bắt tay vào việc xây hồ và tìm hiểu thêm về một số loại cá cảnh để chuẩn bị nuôi. Thế là anh bắt đầu nuôi cá cảnh từ những loài cá dễ chăm sóc như: cá Xiêm, cá Bảy màu với diện tích khảng 20m2/06 hồ nuôi, năm đầu tiên anh Hồng thu được khoảng 20 triệu đồng.

Nhận thấy nhu cầu của thị trường tiêu thụ cá cảnh ngày càng tăng, anh quyết định đầu tư xây dựng khu vực hồ nuôi cá cảnh với quy mô tăng dần từ 100, rồi đến 300 hồ (diện tích 2m x 3m/hồ) cùng nhiều chủng loại khác nhau như: Phượng Hoàng, Ông Tiên, Cá Xiêm, 7 Màu, Hòa Lan, các loại cá đẻ con khác, Cá cánh Buồm, Hồng nhung, Sặc Gấm, Mắt Ngọc, Ram bô… Cứ thế, anh tiếp tục sản xuất và hàng năm sản lượng cá cảnh gia đình anh xuất bán ra thị trường tiêu thụ trên 230 nghìn con. Các khoảng đất trống còn lại trong vườn anh bố trí trồng gần 300 chậu Mai kiểng bonsai để vừa tạo không gian xanh, vừa tạo thêm thu nhập từ nghề truyền thống.

Hệ thống nuôi cá cảnh tại hộ anh Hồng đang được áp dụng là nuôi thâm canh, sử dụng nguồn nước giếng khoan đã qua lắng lọc. Để có sản lượng cá cảnh ổn định phục vụ cho thị trường và đảm bảo thu nhập, ngoài kinh nghiệm nuôi thực tế, anh Nam đã mạnh dạn đầu tư hệ thống hồ lắng lọc nước, hệ thống cấp thoát nước vệ sinh bán tự động trị giá hàng trăm triệu đồng. Ngoài ra anh còn thường xuyên tham gia sinh hoạt nhóm liên kết sản xuất – tiêu thụ cá cảnh tại địa phương và tham gia các chuyên đề tập huấn về nuôi cá cảnh, cập nhật thêm thông tin về nghề nuôi và thị trường tiêu thụ.

Hiện nay ngoài thu nhập chính từ nuôi cá cảnh hàng năm trên 560 triệu đồng, sau khi khấu hao chi phí đầu tư ban đầu 15 triệu/năm, chi phí mua thức ăn, tiền điện nước, thuốc thú y thủy sản mỗi năm khoảng 240 triệu đồng, lợi nhuận từ nghề nuôi cá cảnh của gia đình anh Hồng hàng năm sau khi trừ chi phí (không tính công lao động) đạt trên 320 triệu đồng. Ngoài ra hàng năm thu nhập từ bán cây mai kiểng cho người chơi vào dịp tết gia đình anh thu được từ 50 – 80 triệu đồng/năm.

Với niềm đam mê nuôi cá cảnh cũng như chăm sóc vườn cây kiểng của anh đã giúp gia đình anh thoát nghèo và dần trở thành hộ khá giả có của ăn của để, hai con được ăn học đàng hoàng. Hiện nay anh vẫn tiếp tục cộng tác với trạm Khuyến nông thị xã Sầm Sơn và một vài nghệ nhân có kinh nghiệm trong nghề nuôi cá cảnh, nghiên cứu và cho sinh sản tại chổ cá Tai tượng Phi châu để đa dạng đối tượng cá cảnh trên địa bàn cung cấp cho thị trường. Ngoài ra, anh còn thường xuyên hướng dẫn, dìu dắt những nông dân khác có nhu cầu nuôi cá cảnh để họ có cái nghề ổn định và đã có nhiều hộ thành công, có thu nhập khá.

Có thể nói chuyển đổi sản xuất nông nghiệp bằng nghề nuôi cá cảnh trên địa bàn phường Trung Sơn – Thị xã Sầm Sơn là một hướng đi phù hợp với sản xuất nông nghiệp đô thị theo chủ trương của Thành phố Thanh Hóa. Gương điển hình từ mô hình của anh Hồng là một nhân tố quan trọng, làm hạt nhân nhân rộng mô hình trong những năm tiếp theo, để từ đó hoạt động khuyến nông tiếp tục hỗ trợ nông dân trong địa bàn thoát nghèo bền vững trong môi trường đô thị hóa.

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*